banner-02
banner-01
banner-03
banner-04

GIỚI THIỆU GREENFARM

Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Green Farm (Green Farm Co., Ltd.), đơn vị thành viên của CTCP Thương mại và Dịch vụ Phú Hưng, được thành lập năm 2013 với mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực nông sản. Công ty chúng tôi ra đời với sứ mệnh giúp đỡ bà con nông dân, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới, nâng cao vị thế nông sản Việt Nam đối với người tiêu dùng quốc tế...

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI ?

AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG

GreenFarm cung cấp cho quý khách hàng rau củ quả an toàn, vệ sinh, với chất lượng sản phẩm tốt nhất.

TIÊU CHUẨN

Rau an toàn của Greenfarm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do ENASA Việt Nam cấp

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP

Greenfarm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG
0912 251 845

TIN TỨC

  • Điểm sáng từ thị trường Trung Quốc

    Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2023, xuất khẩu nông sản đã có những tín hiệu khởi sắc. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, đơn hàng xuất khẩu trái cây tươi trong tháng 1 ghi nhận tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm truyền thống duy trì đơn hàng ổn định. Đáng chú ý, trái bưởi xuất sang Mỹ và sầu riêng vào Trung Quốc đóng góp vào phần tăng trưởng này. Thậm chí, các mặt hàng mới gia nhập đường đua xuất khẩu chính ngạch có đơn hàng bổ sung theo ngày. “Một là do nhu cầu của thị trường, sức mua tại châu Âu và Mỹ đang phục hồi nhanh hơn so với dự báo rằng phải đến cuối quý II/2023. Trong khi đó, mặt hàng trái cây tươi tiêu thụ nhanh do vậy đối tác đặt đơn mới theo ngày, nhất là từ thị trường Trung Quốc”, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết. Theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), việc Trung Quốc mở cửa biên giới, gỡ bỏ chính sách “Zero COVID” từ ngày 8/1/2023 thì hưởng lợi nhất chính là các ngành hàng nông sản tươi sống. “Hàng tươi sống có giá trị cao, như cua, tôm hùm, tôm sú và tôm thẻ gần như chỉ xuất bằng đường bộ, mà trong giai đoạn Trung Quốc kiểm soát dịch ‘Zero COVID’ thì cửa khẩu ách tắc, hàng không xuất được. Do vậy khi họ mở cửa giao thương, thông quan các mặt hàng này thuận lợi hơn. Thứ hai là sức tiêu thụ của thị trường 1,4 tỷ dân bị kìm nén gần 3 năm qua, nay họ mở lại nhà hàng thì nhu cầu thủy sản tươi sống sẽ tăng mạnh”, ông Lê Bá Anh nhận định. Dẫn chứng cho cơ hội này, ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hacaseafood cho biết, trong tháng 1, doanh nghiệp có gần 200 container hàng xuất sang thị trường Trung Quốc phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Việc mở cửa biên giới trở lại của Trung Quốc được đánh giá là điểm sáng cho xuất khẩu nông sản nước ta trong năm 2023 vì thị trường 1,4 tỷ dân đang chiếm hơn 17% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong khi các ngành hàng tươi sống tận dụng lợi thế địa lý để tăng mạnh đơn hàng xuất sang Trung Quốc thì nhiều ngành hàng nông sản có giá trị kinh tế cao tiếp tục vươn ra những thị trường khó tính, điển hình là hạt gạo. Năm vừa qua, việc gạo ST25 được nhập khẩu chính ngạch, bày bán tại các siêu thị ở Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu, thậm chí loại gạo có thương hiệu từ Việt Nam được chọn đưa vào bếp ăn Nội các Nhật Bản là minh chứng cho thấy sự dịch chuyển từ tư duy sản lượng sang chất lượng của ngành nông nghiệp. Không chỉ được cấp phép nhập khẩu chính ngạch mà gạo thương hiệu Việt bán với giá rất cao. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, năm vừa qua, giá gạo thơm xuất khẩu sang Trung Đông, châu Âu đạt mức bình quân 650 USD/tấn, riêng loại gạo ST24, ST25 có giá trên 1.000 USD/tấn. Đây là giá xuất khẩu cao đối với mặt hàng lúa gạo trong nhiều năm nay. Khẳng định được thương hiệu ở các thị trường khó tính đã tạo đà cho gạo Việt ngay những ngày đầu năm 2023. Đơn cử như Công ty Trung An đã ký nhiều hợp đồng cung cấp gạo giao từ nay đến đầu quý II/2023 cho các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, châu Âu, Australia và Mỹ, số lượng lên đến gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tấn, chủ yếu gạo chất lượng cao và gạo thơm. “Nhu cầu về gạo chất lượng cao, gạo an toàn của người tiêu dùng trong nước và thế giới hiện nay rất nhiều. Cho nên tôi tin rằng, năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục phát triển kể cả về chất lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu đầu năm 2023 đang rất cao, chúng tôi bán với giá từ 600-1.250 USD/tấn, ngay cả gạo 100% tấm cũng bán với giá lên đến 468 USD/tấn”, ông Phạm Thái Bình cho hay và tin tưởng năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ thắng lớn. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, thường cuối vụ giá gạo rất thấp, nên đối tác nhập khẩu căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, năm nay, cuối vụ chúng ta lại bán được giá khá cao nên các hợp đồng ký cho vụ Đông Xuân trong năm 2023 sẽ có giá tốt hơn. Quan trọng hơn, khi giá gạo tăng thì người nông dân có thêm động lực mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng. Còn nhiều thách thức Bước sang năm mới, cùng với cơ hội từ thị trường thì xuất khẩu các ngành hàng nông sản của nước ta được dự báo vẫn còn nhiều thách thức. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về địa lý, chi phí vận chuyển thấp, nhu cầu cao,… để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, các tiêu chuẩn ngày càng khó hơn, nhất là có những quy định, điều chỉnh rất bất ngờ đối thủy sản nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp Việt phải có những thay đổi về quan điểm, tâm thế, tiếp cận sâu hơn vào thị trường Trung Quốc, xây dựng chiến lược chi tiết tới từng phân khúc địa phương nếu muốn tăng tỷ trọng vào thị trường này. Còn ông Phạm Thái Bình thì cho rằng, vấn đề liên kết hợp tác, đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng vẫn còn yếu. Còn tình trạng “gà nhà đá nhau” thì nông nghiệp nước nhà khó vươn tầm. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khuyến nghị, trên bất kỳ thị trường nào thì nông sản Việt cũng phải xây dựng chiến lược cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thương hiệu. Do vậy, điều cần làm ngay với sản xuất nông nghiệp trong nước là thực hiện tập trung sản xuất, nâng cấp chất lượng cho tất cả các ngành hàng nông sản theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Một trong những yêu cầu bắt buộc là truy xuất nguồn gốc. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, mã vùng trồng, ao nuôi, cơ sở chế biến, đóng gói phải được xác nhận. Liên kết hình thành vùng trồng, đảm bảo mã số vùng trồng đủ lớn và sản phẩm cung cấp ổn định cho thị trường cả về chất lượng và sản lượng. Quy trình Global GAP, VietGAP triển khai chặt chẽ từ con giống, cây giống. Mở rộng quan hệ thương mại song phương, hướng tới xuất khẩu chính ngạch, sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Làm được điều này, nông sản Việt mới có cơ hội giữ vững chỗ đứng và thị phần, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cũng như ngay trên sân nhà.
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản Quý 1/2023: Nhiều mặt hàng diễn biến trái chiều

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do thời gian nghỉ Tết cũng như tác động của khó khăn về đơn hàng, khiến giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Quý 1/2023 của Việt Nam chỉ đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt hơn 1,7 tỷ USD, giảm gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 600 triệu USD, giảm gần 31%; giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD, giảm gần 30% so với tháng 1 năm trước. Nhiều mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2022, thì sang đến tháng đầu năm nay lại giảm về giá trị xuất khẩu. Đơn cử như thủy sản, năm 2022 lần đầu tiên đạt con số kỷ lục 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với năm 2021. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu thủy sản đang tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm ngoái, khi tháng 1/2023 chỉ đem về 600 triệu USD, giảm tới 31% so với tháng 1/2022. Trong đó: xuất khẩu tôm được hơn 169 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu cá tra cá tra được 107 triệu USD, giảm 50%; xuất khẩu cá ngừ được gần 60 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ cũng trong tình cảnh tương tự. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết trong năm 2022, ngành gỗ trải qua hai giai đoạn khác biệt, nửa đầu năm giá trị xuất khẩu tăng cao, nhưng nửa cuối năm đơn hàng giảm sút, mất đơn hàng, các doanh nghiệp cắt giảm lao động. Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022 vẫn đạt 16,923 tỉ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,01 tỉ USD, tăng 8,1% so với năm 2021. Trái lại, nhiều mặt hàng nông sản tuy có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm trong năm 2022, những đã bật tăng giá trị trong tháng đầu năm nay. Ví dụ như, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước trong tháng 1/2023 đạt 30 triệu USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 là 400 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2021. Ở mặt hàng điều, xuất khẩu năm 2022 đem về 3,3 tỷ USD, giảm 10,1% về giá trị so với năm 2021. Sang đến tháng 1/2023, giá trị xuất khẩu điều đạt 226 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng 1/2022. Ở mặt hàng rau quả, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2022 là 3,3 tỷ USD, giảm 5,68% so với năm 2021. Sáng đến tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với ước mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến trái cây trở thành mặt hàng được xuất khẩu mạnh trong tháng đầu năm là nhờ Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư đã được ký kết từ cuối năm 2022, tạo đà cho xuất khẩu năm 2023. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, cho hay đơn hàng xuất khẩu trái cây tươi trong tháng 1/2023 ghi nhận tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trái bưởi xuất sang Hoa Kỳ và sầu riêng vào Trung Quốc đóng góp vào phần tăng trưởng này. Mặt hàng trái cây tươi tiêu thụ nhanh do vậy đối tác đặt đơn mới theo ngày, nhất là từ thị trường Trung Quốc. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến giữa tháng 1/2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 226.000 tấn với gần 115 triệu USD, tăng trên 41% về sản lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022. “Thường cuối vụ giá gạo rất thấp, nên đối tác nhập khẩu căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông Xuân. Tuy nhiên năm nay, cuối vụ chúng ta lại bán được giá khá cao nên các hợp đồng ký cho vụ Đông Xuân trong năm 2023 sẽ có giá tốt hơn. Quan trọng hơn, khi giá gạo tăng thì người nông dân có thêm động lực mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng”, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin. Năm vừa qua, việc gạo ST25 được nhập khẩu chính ngạch, bày bán tại các siêu thị ở Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu, thậm chí loại gạo có thương hiệu từ Việt Nam được chọn đưa vào bếp ăn Nội các Nhật Bản là minh chứng cho thấy sự dịch chuyển từ tư duy sản lượng sang chất lượng của ngành nông nghiệp. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết việc khẳng định được thương hiệu ở các thị trường khó tính đã tạo đà cho gạo Việt ngay những ngày đầu năm 2023. Công ty Trung An đã ký nhiều hợp đồng cung cấp gạo giao đến đầu quý 2/2023 cho các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, châu Âu, Australia và Mỹ, số lượng lên đến gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tấn, chủ yếu gạo chất lượng cao và gạo thơm. “Ngay từ mùng 4 Tết, Công ty của tôi đã trở lại sản xuất để kịp giao hàng cho đối tác. Giá gạo xuất khẩu đầu năm 2023 đang rất cao, chúng tôi bán với giá từ 600-1.250 USD/tấn, ngay cả gạo 100% tấm cũng bán với giá lên đến 468 USD/tấn”, ông Phạm Thái Bình cho hay và tin tưởng năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ thắng lớn. Ông Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết thương hiệu gạo A An của Tân Long đã có mặt tại các thị trường lớn và có yêu cầu kỹ thuật cao như Nhật Bản, Đức, Czech, Thụy Điển… Tân Long sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm gạo chủ lực giá trị cao như ST24, ST24 Organic và Japonica sang Nhật. Sau Nhật Bản, Tân Long sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các thị trường lớn tiềm năng khác như Mỹ, Châu Âu (EU). Theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc Trung Quốc mở cửa biên giới, gỡ bỏ chính sách “Zero COVID” từ ngày 8/1/2023 thì hưởng lợi nhất chính là các ngành hàng nông sản tươi sống. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, các tiêu chuẩn ngày càng khó hơn, nhất là có những quy định, điều chỉnh rất bất ngờ đối thủy sản nhập khẩu. “Thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về địa lý, chi phí vận chuyển thấp, nhu cầu cao,… để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản vào thị trường Trung Quốc”.
  • Quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản Việt Nam

    Trong bài viết này, hãy cùng GREEN FARM tìm hiểu về quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản đang áp dụng tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, việc xuất khẩu nông sản đang được đẩy mạnh do chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng cao và nhiều khu vực thị trường đã chấp nhận nhập khẩu nông sản của nước ta. Vậy khi có trong tay các sản phẩm nông sản có chất lượng và thị trường quốc tế đang chào đón thì doanh nghiệp Việt cần làm những công việc gì để có thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài và thu về lợi nhuận cho công ty mình. Đó chính là nội dung của bài viết này. Các loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong năm 2022, Việt Nam có 5 nhóm sản phẩm nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD: Cà phê: 3,94 tỷ USD; Gạo: 3,49 tỷ USD; Cao su: 3,31 tỷ USD; Rau quả: 3,34 tỷ USD; Hạt điều: 3,07 tỷ USD… Tất nhiên, ngoài 5 sản phẩm và nhóm sản phẩm hàng đầu kể trên, chúng ta còn rất nhiều các nông sản khác cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu, chẳng hạn như: sắn, hạt tiêu, chè, ca cao, bông… Một số lưu ý khi xuất khẩu nông sản Với những đơn vị mới làm xuất khẩu, cần hết sức lưu ý những nội dung cần chuẩn bị để cho công việc được thuận lợi, tránh những vướng mắc có thể phát sinh. Việc kiểm tra trước này rất quan trọng, bởi vì mỗi nước nhập khẩu nông sản rất có thể có quy định riêng về nhập khẩu nông sản. Ví dụ: Hàn Quốc: sản phẩm nhập khẩu phải được đóng gói, gắn đầy đủ tem mác theo quy định của họ. Nhật Bản: chỉ 1 số mặt hàng nông sản được phép nhập khẩu vào quốc gia khó tính này, vì vậy bạn phải kiểm tra danh mục nông sản đã được Nhật Bản chấp nhận. Châu Âu: rất khắt khe về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL – Maximum Residue Levels) có trên thực phẩm, do đó nhà xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ để đáp ứng tiêu chuẩn của họ. Trung Quốc: thủ tục có phần thuận lợi hơn, tuy vậy cũng chỉ 1 số loại nông sản được đi đường chính ngạch. Một số lượng lớn sản phẩm được xuất qua biên giới đường bộ theo đường tiểu ngạch. Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, công ty bạn cần phải tìm hiểu xem nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm này từ Việt Nam hay không, và sản phẩm của bạn có đạt yêu cầu chất lượng hay không. Việc kiểm tra này sơ bộ nên làm từ đầu, từ đó giúp bạn tìm thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp với từng loại nông sản của mình. Chuẩn bị các yêu cầu trước khi xuất khẩu Dưới đây là một số yêu cầu có thể phải đáp ứng khi đưa nông sản vào thị trường của đối tác: Kiểm dịch thực vật Chiếu xạ sản phẩm Vùng trồng đạt chuẩn Đạt tiêu chuẩn, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, nhãn mác Ngoài ra, đối với hàng hàng nông sản cần bảo quản lạnh, thì còn cần phải chú ý đến các khoảng thời gian cần thiết để giữ nhiệt độ ở mức lạnh cần thiết: Thời gian thu hoạch nông sản; Thời gian đóng hàng vào container; Thời gian chờ làm thủ tục hải quan, chiếu xạ, kiểm dịch, hun trùng…; Thời gian vận chuyển. Tất cả các khoảng thời gian trên cần được tính toán cho ăn khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản được giữ lạnh trong nhiệt độ phù hợp, tránh bị hư hỏng. Điều này liên quan nhiều đến chuỗi cung ứng lạnh nông sản mà Việt Nam đang dần hình thành và phát triển mạnh. Các công việc chuẩn bị và kiểm tra này rất quan trọng, quyết định đến hàng hóa có đảm bảo chất lượng và đáp ứng được tiêu chuẩn của nước ngoài hay không. Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu Người xuất khẩu cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau: Hợp đồng ngoại thương xuất khẩu Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói Chứng nhận chất lượng Chứng nhận xuất xứ Giấy xác nhận hun trùng… Đối với những hàng nông sản đã nhập về và giờ muốn xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, do chi cục kiểm dịch thực vật cấp khi hàng nhập vào Việt Nam trước đó. Chuẩn bị chuyển hàng Theo kế hoạch đã lập ra, nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Việc thu xếp vận tải tùy theo điều kiện thương mại đã ký kết (chẳng hạn FOB, CFR… trong Incoterms). Đơn vị vận tải kéo vỏ container rỗng về kho để doanh nghiệp đóng hàng, sau đó chuyển về cảng chờ làm thủ tục thông quan và xuất tàu. Việc lấy mẫu kiểm dịch và hun trùng được thực hiện trong bước này. Nếu làm lần đầu thì cán bộ kiểm dịch có thể cần về kho riêng lấy mẫu, và kiểm tra vùng nguyên liệu (nếu cần). Từ những lô hàng tiếp theo thì có thể chỉ kiểm dịch tại cảng. Khai báo hải quan và thông quan cho lô hàng Khi hàng hạ về CY cảng, chủ hàng hoặc đơn vị dịch vụ thông quan sẽ khai báo hải quan và làm các thủ tục cần thiết để thông quan cho hàng hóa. Lưu ý: việc hạ cont về CY cảng, thông quan, thanh lý và vô sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ Closing time quy định trong Booking Note của hãng tàu. Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gửi chi tiết làm vận đơn (gọi là SI – Shipping Instruction) và khai báo khối lượng hàng đã được xác nhân (VGM) cho hãng tàu. Sau khi tàu chạy và có vận đơn (B/L), người xuất khẩu làm hồ sơ xin cấp C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK để được cấp chứng nhận. Hoàn thành bộ chứng từ XK Sau khi các chứng từ đã sẵn sàng: B/L, Invoice, Packing List, Phyto, C/O… tùy theo điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ gửi cho người nhập khẩu nước ngoài (nếu thanh toán T/T), hoặc xuất trình bộ hồ sơ gốc cho ngân hàng (với phương thức thanh toán LC, DP, DA). Khi bộ chứng từ đầy đủ chuẩn chỉnh, người bán nhận được thanh toán là hoàn tất toàn bộ thủ tục xuất khẩu lô hàng nông sản. Một số nội dung cần nắm vững trước khi xuất khẩu nông sản Nhiệt độ và cách bảo quản, đóng hàng Mỗi loại hàng sẽ có quy định cụ thể về nhiệt độ bảo quản. Người xuất khẩu và đơn vị vận chuyển cần đảm bảo duy trì theo quy định để tránh hư hại đến hàng hóa. Mỗi loại nông sản cũng sẽ có cách đóng hàng khác nhau, để đảm bảo sản phẩm không bị dập nát, hư hỏng. Cách thức đóng gói này cũng cần được lưu ý tuân thủ. Các quy định cấp mã số vùng trồng Yêu cầu đối với tổ chức hoặc cá nhân xin cấp mã số Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác Yêu cầu về sổ sách ghi chép Quy chuẩn vệ sinh trên đồng ruộng Quy chuẩn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật >> Tham khảo chi tiết trong Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020 – quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu nông sản không quá khó, nhưng có những quy định và tiêu chuẩn đặc thù cho nhóm mặt hàng này cần được lưu ý áp dụng, như chúng tôi đã nêu chi tiết ở trên.
Xem thêm